02
Th8
09

Làm thế nào để chụp ảnh hồng ngoại

Infrared photoshoot

Các ảnh hồng ngoại thường có tone màu rất… lạ mắt: không nhiều màu sắc nhưng rất sặc sỡ. Rất khó mà diễn tả bằng lời, chỉ có thể nói là rất… liêu trai chí dị! Dường như là ảnh của cỏi trên, của thế giới khác, không phải thế giới thật của chúng ta. Điều này là do ảnh hồng ngoại chỉ thể hiện sắc độ mà mắt thường không thể nhìn thấy.

Đầu tiên chúng ta nên phân biệt dải màu hồng ngoại với tử ngoại. Dải màu mà mắt thường có thể nhìn thấy được (gọi là dải màu khả kiến) có bước sóng từ 400nm đến 750nm (nano-met). Dải màu hồng ngoại có bước sóng cao hơn: 750nm đến 1000nm, trong khi dải màu tử ngoại (tia cực tím) có bước sóng thấp hơn từ 10nm đến 400mm. Có thể dịch thẳng nghĩa Hán Nôm là ‘hồng ngoại’ là ‘phía ngoài màu hồng’, còn ‘tử ngoại’ là ‘phía ngoài màu tím’.

Có một sự thật chưa được tiết lộ là máy ảnh kỹ thuật số có màn cảm biến CCD và CMOS ngoài khả năng nhận diện các dải màu khả kiến, còn có khả năng đặc biệt nhạy cảm với bước sóng hồng ngoại từ 750nm đến 900mn. Cho nên thông thường các ống kính có nhiệm vụ cản các tia hồng ngoại không cho đi qua thấu kính. Nếu chúng ta lộn ngược cái rào cản này lại, chúng ta sẽ khám phá một thể giới hoàn toàn khác biệt.

Kỹ thuật chụp ảnh hồng ngoại là làm sao lọc và lưu lại các dải màu hồng ngoại, rồi bằng cách nào đó, tịnh tiến xuống dải màu khả kiến.

Có 3 cách để có được một bức ảnh hồng ngoại:

Infrared Photoshoot

Cách 1: Dùng máy ảnh chuyển đổi.

Infrared Photoshoot

Nếu bạn có một máy ảnh hư hỏng nhẹ, không thể bán, cũng không thể chụp được những ảnh có chất lượng tốt thì tại sao không hy sinh nó để chuyển đổi thành máy ảnh hồng ngoại chuyên dụng?

Tuy nhiên để chuyển đổi phải cần đến dịch vụ của cách chuyên gia. Xin tham khảm ở đây: http://www.advancecameraservices.co.uk (Chi phí khoản US$500 cho máy Nikon D70). [Hơi gay cấn rồi đây].

Cách sử dụng máy ảnh được chuyển đổi cũng chẳng khác gì máy ảnh thông thường, chỉ cần chú ý đến cân bằng trắng. Tốt nhất nên chỉnh Custom White Balance là các mảng màu trung tính như mảng cỏ chẳng hạn.

Chụp lấy file RAW, trong trường hợp này file RAW giống như hình đơn sắc (Ảnh 1).
Trong Adobe Camera Raw (ACR), chỉnh thanh trượt White Balance gần hết về trái (Ảnh 2).

Sử dụng Channel Mixer của ACR để đảo ngược 2 channel Red và Blue cho nhau: Trong channel Red, kéo Red về 0%, kéo Blue lên 100%. Ngược lại trong channel Blue, kéo Blue về 0% và tăng Red lên 100%.

Cuối cùng là hoàn tất: Sử dụng Auto Levels, Auto Colour, Colour Balance và Curves để hoàn thiện (Ảnh 3)

Infrared Photoshoot

Cách 2: Dùng kính lọc.

Nếu bạn không có máy ảnh cũ hay không muốn tốn nhiều tiền để thử thì có thể mua 1 cái kính lọc hồng ngoại như Hoya 72R có giá khoản US$100. Cách này tiết kiệm hơn và bạn có ngay những bức ảnh đáng ngạc nhiên.

Việc sử dụng cũng rất dễ dàng: cứ gắn filter vào ống kính và chụp. Nghe thì có vẻ đơn giản nhưng không hẳn như vậy. Chất lượng ảnh hồng hoại tùy thuộc vào màn cảm biến của camera. Cho nên không phải camera nào cũng cho ra những tấm ảnh hồng ngoại giống nhau. Còn màu sắc, hình ảnh sẽ như thế nào thì chỉ có… trời mới biết. Do filter đã chặn hầu như tất cả các ánh sáng khả kiến nên trên màn hình của camera bạn sẽ… chẳng thấy chủ đề đâu cả. Do đó bạn cũng chẳng thể chỉnh focus, và tốt nhất là chụp mù: giảm khẩu, giảm tốc độ chụp (tăng exposer time) đến khoản vài giây. Như thế lại phải cần đến tripod.

Lưu ý:

  1. Ánh sáng hồng ngoại chỉ phản xạ chủ đề, vật thể tốt khi có nguồn sáng hồng ngoại. Trong trường hợp này mặt trời buổi sáng là nguồn hồng ngoại tốt nhất.
  2. Ánh sáng hồng ngoại phạn xạ tốt các vật thể hữu cơ và có khả năng đi xuyên qua các vật thể vô cơ. Thế nên mới có tình trạng dùng hồng ngoại chụp xuyên quần áo. Lưu ý kính lọc có màu tối, thường là đen thui, dân trong nghề rất dễ nhận ra. Nếu gắn kính lọc rồi chụp lung tung người này người nọ, rất dễ bị quýnh.

Cách 3: Dùng… Photoshop

Phải nói cách này là ít tốn tiền nhất, nhưng bù lại thì tốn công nhiều nhất, và không phải ai cũng đủ kiên nhẫn cũng như con mắt nhà nghề để dùng cách này.

Đây thật ra là kỹ thuật bắt chước tone màu của ảnh hồng ngoại bằng cách khuyếch đại các màu foliage, sử dụng HSL/Grayscale để tinh chỉnh một cách có chọn lọc độ sáng/tối những vùng tone màu đặc biệt. Lưu ý là ánh sáng hồng ngoại tác động chủ yếu lên những màu foliage – những màu sắc của quá trình quang hợp. Mặc dù bạn không thể đạt 100% ảnh hồng ngoại giống như cách 1, nhưng bạn vẫn có thể làm gần gần giống như vậy. Đường nào cũng tới La Mã, mà nếu không tới được La Mã thì tới Italy cũng được.

Mời các bạn tham khảo một số ảnh hồng ngoại:

Infrared Photoshoot

Infrared Photoshoot

Infrared Photoshoot

Infrared Photoshoot

Infrared Photoshoot

Infrared Photoshoot

Infrared Photoshoot

Infrared Photoshoot

Nguyễn Hạnh Dzuy tổng hợp từ Tạp chí Digital Camera World – số tháng 8/2009

Tham khảo:


1 Trả lời to “Làm thế nào để chụp ảnh hồng ngoại”


  1. 08/06/2013 lúc 8:49 Sáng

    My spouse and I absolutely love your blog and find a lot of your post’s to be exactly I’m looking for.
    Do you offer guest writers to write content for you?

    I wouldn’t mind publishing a post or elaborating on some of the subjects you write regarding here. Again, awesome site!


Bình luận về bài viết này


Alpha2a

Thông báo

  • Đây là cuộc hành trình đi tìm cái Đẹp không định hướng, không đích đến của một người luôn đi sau thời đại.

Ý kiến ý kò

Không muốn dùng avatar chữ G lật ngửa, hãy dùng Gravatar

Lịch

Tháng Tám 2009
H B T N S B C
 12
3456789
10111213141516
17181920212223
24252627282930
31  

Tháng

RSS BBC Sport

  • Lỗi: có thể dòng không tin đang không hoạt động. Hãy thử lại sau.

RSS Espnstar Football

  • Lỗi: có thể dòng không tin đang không hoạt động. Hãy thử lại sau.

Bị đánh

  • 889 603 hits