01
Th5
09

Giải pháp chống ngập mới cho các đô thị Việt Nam

Giải pháp chống ngậpTrong báo cáo khoa học mới đây Việt Nam vừa công bố rộng rãi trước dư luận quốc tế, viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam có đưa ra đề tài mang tính thực tiễn cao nhất từ trước đến nay: “Giải pháp chống ngập tiên tiến cho các đô thị Việt Nam”.

Bất cứ công dân Việt Nam nào sống tại các đô thị đều hiểu tính bức xúc và cấp bách của vấn đề chống ngập. Do đó đề tài này được sự quan tâm rộng rãi từ các cư dân trong và ngoài nước.

Cơ sở khoa học của giải pháp này dựa vào tính chất vật lý của nước. Nước như mọi người đầu biết là một chất lỏng không mùi, không màu, có phân tử gồm 02 nguyên tử hydrogen và 01 nguyên tử oxygen. Nước hóa lỏng ở 0ºC và sôi (hóa hơi) ở nhiệt độ 100ºC. Nước đóng băng được gọi là nước đá. Nước đã hóa hơi được gọi là hơi nước. Nước hóa hơi nhờ sự sôi nhưng trong điều kiện bình thường (nhiệt độ bình thường) thì sự hóa hơi nước cũng diễn ra và được gọi là sự bốc hơi nước. Sự bốc hơi của nước là do tương tác giữa các phân tử H²O đang chuyển động hỗn loạn ở bề mặt chất lỏng. Một vài phân tử bị đá mạnh vào đít nên văng ra khỏi bề mặt chất lỏng đi vào không khí mà hóa hơi. Lực đá đít này phải thắng lực sức căng bề mặt thì phân tử nước mới hóa hơi được.

Tốc độ của sự bốc hơi tỷ lệ thuận với (1) diện tích tiếp xúc, (2) nhiệt độ (nội năng) chất lỏng; và tỷ lệ nghịch với (3) ẩm độ của môi trường. Ngoài ra cũng phụ thuộc vào một đại lượng vật lý gọi là nhiệt hóa hơi của chất lỏng. Đối với nước nhiệt hóa hơi là 40.65 kJ/mol.

Dựa vào lý thuyết trên, viện Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam đề xuất giải pháp chống ngập bằng hiện tượng… bốc hơi nước. Giải pháp này hiện đang ứng dụng rộng rãi ở Việt Nam và người ta rất dễ bắt gặp ở các đô thị lớn. Để giải pháp này có hiệu quả, Viện Hàn Lâm có đưa ra một số lưu ý sau để các nước bạn học tập ứng dụng:

a. Diện tích ngập càng lớn càng tốt.

Như trình bày ở trên, tốc độ bốc hơi tỷ lệ thuận với diện tích tiếp xúc giữa nước và không khí. Do đó cần phải tăng cường tối đa diện tích tiếp xúc. Và như vậy diện tích ngập càng rộng thì giải pháp này càng hiệu quả. Tốt nhất là ngập toàn bộ mặt đường, hoặc tuyệt vời nhất là ngập toàn bộ con đường. Một khi toàn bộ mặt đường đã được ngập thì các phương tiện giao thông không cần phải tránh né lạng lách, vừa tránh được tai nạn thương tâm, vừa góp phần xáo trộn, làm tăng nội năng của chất lỏng.

Bên cạnh việc tăng diện tích tiếp xúc, Viện cũng nghiên cứu đến các biện pháp làm tăng nội năng của nước. Thú thật, việc làm tăng nhiệt độ của nước ngập là điều vô cùng khó khăn. Viện đã tính đến khả năng sử dụng năng lượng hóa thạch để đun nóng nước nhưng kết quả không được khả quan. Một giải pháp khác là năng lượng mặt trời. Tuy nhiên các panel năng lượng mặt trời có chi phí cao và các vật liệu sản xuất panel có chứa nhiều chì và Cadium không có lợi cho môi trường nên giải pháp này không có tính khả thi và phát tiển bền vững cao. Thay vào đó Viện đề xuất sử dụng nhiệt lượng từ các động cơ tham gia giao thông.

Chúng ta đều biết các loại động cơ xe hiện nay đều là động cơ đốt trong. Các động cơ đốt trong sản sinh ra một nhiệt lượng dư thừa rất lớn và thường bị bỏ phí. Để tận dụng tốt nhiệt lượng này, Viện đề nghị:

b. Mức nước phải đủ ngập pô xe.

Giải pháp này hiệu quả nhất khi toàn bộ pô xe ngập trong nước, vì khi đó toàn bộ nhiệt lượng dư thừa được thu hồi 100%. Nội năng của chất lỏng được gia tăng đáng kể.

Hai yếu tố đầu tiên xem như giải quyết xong. Chỉ còn lại ẩm độ của không khí.

Đây thực sự là vấn đề nan giải của Viện. Như mọi người đều biết, khí hậu Việt Nam nằm trong đới gió mùa với đặt thù nóng ẩm. Ẩm độ có khí lên đến 98%. Do vậy việc làm giảm ẩm độ trong không khí để tạo điều kiện cho nước bốc hơi là cực kỳ gay go. Hiện nay Viện chưa có một giải pháp hoàn chỉnh cho vấn đề này. Viện hoan nghênh các ý kiến đóng góp của các chuyên gia, các nhà khoa học và toàn thể những người yêu nước trong và nước ngoài, xin lỗi, ngoài nước. Các đóng góp của quý vị sẽ là niềm động viên vô cùng lớn lao cho chúng tôi trong công cuộc đấu tranh gian khổ chống lại đại nạn thiên tai này.

Cho đến giờ, Viện chỉ có giải pháp tạm thời là:

c. Tăng cường mật độ lưu thông trên vùng ngập.

Mật độ lưu thông cao giúp cho quá trình đối lưu không khí diễn ra thường xuyên và đều đặn, cũng phần nào làm giảm ẩm độ của không khí trên bề mặt nước.

Ngoài ra, mật độ lưu thông cao cũng gây nên những sự xáo trộn bên trong lòng chất lỏng, làm tăng nội năng, ở đây là hiện tượng chuyển động hỗn loạn, tất nhiên là chuyển động hỗn loạn của các phân tử chất lỏng và của các phương tiện tham gia giao thông nữa. Ngoài ra mật độ lưu thông cao cũng giúp cho quá trình thu hồi nhiệt xảy ra quyết liệt hơn.

Trên đây là toàn bộ bí mật của báo cáo khoa học “Giải pháp chống ngập tiên tiến cho các đô thị Việt Nam”. Được biết đây là đề tài khoa học cấp quốc gia. Hiện giải pháp này đang được ứng dụng rộng rãi ở Thành Phố Hồ Chí Minh và thủ đô Hà Nội. Chờ đến sau khi tổng kết sẽ được nhân rộng ra toàn lãnh thổ.

Thay mặt Viện trưởng,
Phó trợ lý của Phó viện trưởng
Nguyễn Hạnh Dzuy

Đã ký


5 Trả lời to “Giải pháp chống ngập mới cho các đô thị Việt Nam”


  1. 1 Tisun
    21/07/2009 lúc 1:37 Chiều

    Tí Sún đề nghị giải pháp tạm thời nhưng rất tiên tiến cho các cư dân sống trong các đô thị Việt Nam bị ngập nước mỗi khi mùa mưa đến . Đó là mỗi người phải tự đóng cho mình 1 chiếc thuyền nan với vài đôi đủa cả để chèo .

  2. 2 Le Hoang Son
    05/05/2009 lúc 6:50 Chiều

    Bai viet nay neu gui bao TT Cuoi se duoc dang va nhieu nguoi thich
    De nghi nghien cuu them mot de tai nua : giai phap chong ngap nuoc TRONG NGUOI giua luc bi ngap nuoc ngoai duong va ket xe,hi hi

  3. 3 Tiktak
    04/05/2009 lúc 12:32 Sáng

    Điểm 10 cho sự sáng tạo trong đề tài khoa học này!!! Hoan hô “lùi sĩ” Nguyễn Hạnh Dzuy!!!
    Bài này làm cho tui nhớ đến 1 nhận xét của ai đó quên rồi: “Nếu có Thế chiến lần thứ 3 thì Thế chiến lần thứ 4 loài người sẽ chiến đấu bằng cách… chọi đá!!!”.


Bình luận về bài viết này


Alpha2a

Thông báo

  • Đây là cuộc hành trình đi tìm cái Đẹp không định hướng, không đích đến của một người luôn đi sau thời đại.

Ý kiến ý kò

Không muốn dùng avatar chữ G lật ngửa, hãy dùng Gravatar

Lịch

Tháng Năm 2009
H B T N S B C
 123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031

Tháng

RSS BBC Sport

  • Lỗi: có thể dòng không tin đang không hoạt động. Hãy thử lại sau.

RSS Espnstar Football

  • Lỗi: có thể dòng không tin đang không hoạt động. Hãy thử lại sau.

Bị đánh

  • 889 587 hits