11
Th7
10

World Cup, trộm đạo và bạch tuộc

World Cup

Không cần phải nói thì ai cũng biết World Cup là giải vô địch bóng đá thế giới, một sự kiện thể thao lớn nhất nhì hành tinh. Mà hễ đã là sự kiện thể thao thì thế nào cũng được gắn mác “thể hiện tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc, các quốc gia trên toàn thế giới”.

Mà ngẫm nghĩ cũng đúng. Không phải bỗng dưng mà dân Việt Nam có người thì kết đội Anh, có người thích đội Đức và đa số thì lại hâm mộ Brazil. Thế chẳng phải tinh thần đoàn kết giữa dân tộc Việt Nam và các dân tộc khác trên toàn thế giới là gì. Mà dầu sao thì Đức, Anh hay Brazil thì cũng đã có những cuộc gặp cao cấp với lãnh đạo Việt Nam rồi cho nên cái tình đoàn kết ấy ngẫm lại cũng rất bình thường. Có bất bình thường chăng là lâu lâu lại có người ‘thể hiện tình đoàn kết’ với nước Uruguay ở tận Nam Mỹ hay Ghana ở tít Tây Phi xa xôi. Thế cũng tốt…

…Cho đến khi dạo qua một vòng trên các forum chuyên đề World Cup của các tờ báo điện tử! Người hâm mộ tuyển Mỹ thì chê bai đội Anh chỉ đáng xách dép cho đội Đức. Còn fan Tây Ban Nha thì nói đội Đức lần sau gặp Tây Ban Nha thì cứ thua non cho nó cao cờ… Khích bác các dân tộc khác chưa đã, họ lại quay qua khích bác lẫn nhau: Fan Brazil chê fan Hà Lan là lũ cơ hội còn fan Đức chê fan Anh là không thức thời…

Thế mới biết thể thao có tăng cường cái tình đoàn kết giữa các dân tộc bao nhiêu thì cũng góp phần chia rẽ các dân tộc bấy nhiêu. Thậm chí ghê gớm hơn, nó còn chia rẽ nội bộ của một quốc gia rất xem trọng tình đoàn kết nữa chứ!

Trộm đạo

World cup có liên quan đến nạn trộm cướp hiếp giết… (Hình như không có hiếp thì phải!).

Đây là bằng chứng! Ngay cả khu phố tôi ở, trộm cũng đã ghé qua!

Đến tận lúc này tôi cũng không thể hiểu được tại sao một sự kiện thể thao văn hóa mang tính toàn cầu hóa như World Cup lại liên quan đến trộm đạo. Mà sự thật thì rành rành ra đó là chúng có… liên quan với nhau. Ai đã làm việc này?

Đến nay thì chưa có ai lên tiếng nhận trách nhiệm nhưng nghe đâu UNICEF đang lập ‘báo cáo đánh giá tác động mội trường’ (Environmental impact assessment report – EIA) của World Cup.

và Bạch tuộc!

Nước Ý có một bộ phim rất nổi tiếng tựa là ‘Con Bạch tuộc’.

World Cup lần này bỗng dưng ở đâu không biết, cũng xuất hiện một con bạch tuộc.

Chú bạch tuộc này có tên hẳn hoi – Paul the Octopus. Hiện nay danh tiếng của chú đang lên như diều gặp gió làm nhiều người thích nổi tiếng phải ganh tỵ. Nghe đâu Paul sinh ra ở Weymouth nước Anh, nhập cư vào Đức và hiện nay theo bên công an,  Paul đăng ký thường trú tại Viện hải dương học ở Oberhausen, CH Liên bang Đức. Ban đầu người ta có nghi ngờ Paul là gián điệp của người Anh, nhưng sau trận Anh gặp Đức ở vòng Bát kết, mối nghi ngờ này đã bị dẹp bỏ.

Thật ra thì Paul cũng chẳng hiểu tại sao chú nổi tiếng. Bởi vì kỹ năng tốt nhất của Paul là kỹ năng… ăn. Người ta cho cái gì thì chú ăn ngay cái đó. Người ta cố tình cất thức ăn trong hộp, chú cũng vì miếng ăn mà phải động não suy nghĩ cách mở hộp để lấy thức ăn. Thế là chú nổi tiếng!

Paul cũng không thể ngờ được việc làm ‘người của công chúng’ lại phiền toái đến thế. Bạch tuộc thì chỉ ăn ngày có một bữa, ấy vậy mà bữa ăn duy nhất của chú cũng bị hàng chục phóng viên soi mói, thậm chứ truyền hình trực tiếp lung tung khắp nơi nữa chứ. Nhưng chuyện nghiêm trọng nhất là có một số người hâm mộ quá khích đã lên tiếng đe dọa mạng sống của chú.

Đã là người của công chúng thì phải biết chấp nhận cái sự yêu-ghét vô cớ của công chúng. Bây giờ thì Paul mới thấm thía câu này. Người Anh, người Argentina hận chú. Người Đức và các nhà cái thì vừa yêu vừa hận chú. Rất nhiều người nước ngoài đã đề cập đến món bạch tuộc nướng, trong khi dân cá độ Việt Nam thì thích món cháo Bạch tuộc hơn.

Nói chung thì chú mua thù chuốc oán với rất rất nhiều dân tộc. Chỉ có người Tây Ban Nha là tỏ ra quan ngại đến mạng sống của chú, họ đang lên dự toán để đưa lực lượng đặc nhiệm sang Oberhausen bảo vệ chú. Trong khi một vài người Đức muống quẳng chú vào hồ cá mập thì tổ chức PETA (People for the Ethical Treatment of Animals) lên tiếng đòi thả chú ra biển.

Nhờ Paul mà nhiều họ hàng của chú được cứu sống ở Tây Ban Nha, cũng nhờ Paul mà rất rất nhiều họ hàng của chú thiệt mạng thảm khốc ở Anh, ở Argentina và vài nơi trên nước Đức.

Nhưng dù có chuyện gì xảy ra, Paul cũng có công làm cho mọi người quan tâm đến giống nòi của chú nhiều hơn. Người ta bắt đầu nghiên cứu xem loài bạch tuộc có bị mù màu hay không? bạch tuộc có tay hay không có tay? Có chân hay không có chân? Hay vừa có tay vừa có chân? Nếu có thì mấy tay và mấy chân? Hay trong một nghiên cứu khác, người ta quan tâm đến cuộc sống tình dục của bạch tuộc như thế nào?

Nếu Paul có hy sinh, chú sẽ được phong Thánh “tử vì thực’ mà sự thật đàng sau chẳng qua là do cái miệng hại cái thân mà thôi.

Nếu người Đức có làm phim về chú thì chắc chắn không làm phim dài nhiều tập như người Ý. Theo dự đoán của tôi thì bộ phim dài lắm là cũng cỡ 15 phút mà thôi.

Nếu một mai Paul có mất đi, chú hãy ghi nhớ trong tim rằng cứ mỗi khi khai mạc World Cup, người ta sẽ giành một phút để mặc niệm về chú!

Kết luận

Dù tin hay không là tùy bạn, nhưng World Cup, trộm đạo và bạch tuộc đều là ba mặt của một vấn đề, có vẻ như không ăn nhậu gì với nhau nhưng cả ba đều có liên quan mật thiết với nhau, hỗ trợ nhau cùng… phát triển!

Nguyễn Hạnh Dzuy


1 Trả lời to “World Cup, trộm đạo và bạch tuộc”


  1. 15/07/2013 lúc 11:43 Sáng

    Wow that was unusual. I just wrote an incredibly long comment but after I clicked submit my comment
    didn’t appear. Grrrr… well I’m not writing all that over
    again. Anyways, just wanted to say great blog!


Bình luận về bài viết này


Alpha2a

Thông báo

  • Đây là cuộc hành trình đi tìm cái Đẹp không định hướng, không đích đến của một người luôn đi sau thời đại.

Ý kiến ý kò

Không muốn dùng avatar chữ G lật ngửa, hãy dùng Gravatar

Lịch

Tháng Bảy 2010
H B T N S B C
 1234
567891011
12131415161718
19202122232425
262728293031  

Tháng

RSS BBC Sport

  • Lỗi: có thể dòng không tin đang không hoạt động. Hãy thử lại sau.

RSS Espnstar Football

  • Lỗi: có thể dòng không tin đang không hoạt động. Hãy thử lại sau.

Bị đánh

  • 889 077 hits